Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn

Nếu tôi có thể làm một điều gì đó để thay đổi cuộc sống của bạn, thì tôi sẽ khuyên bạn hãy tìm cho ra một công việc khiến bạn đam mê và sống hết mình vì nó.

Tìm kiếm niềm đam mê
Hiện tại,điều đó dường như là không dễ dàng,nhưng thật đáng để cố gắng. Nếu bạn chán ngán công việc hiện tại hoặc tự nhận thấy mình thiếu nhiệt huyết trong công việc hoặc nhận ra cái bạn đang làm hằng ngày thật tẻ nhạt và vô vị, thì bạn nên bắt đầu tìm cho mình một công việc mới. Tiếp tục ở lại với công việc hiện tại của bạn sẽ không chỉ khiến bạn không hạnh phúc mà còn làm bạn bị lu mờ đi những khả năng tiềm tàng của bạn trong cuộc sống hàng ngày.

Hãy tuởng tuởng thế này: Bạn thức dậy vào buổi sáng,nhảy ra khỏi giuờng,thích thú khi nghĩ tới công việc truớc mắt. Bạn có thể bỏ ra nhiều giờ làm việc hơn những nguời khác trong công ty, mà điều đó duờng như là không quá khó với bạn bởi vì những giờ làm việc của bạn giờ đây sẽ trôi đi rất nhanh chóng. Bạn sẽ luôn ở trong trạng thái nâng nâng thích thú, bạn không còn quan tâm đến thế giới bên ngoài và thời gian trôi đi bao lâu nữa.Lúc đó, công việc với bạn không còn ý nghĩa đơn thuần là "công việc" như nhiều nguời đề cập nữa, mà nó là một thú vui đầy thú vị, một niềm đam mê của bạn.

Còn nếu bạn có một công việc bạn không thích,thậm chí là ghét, điều đó sẽ chẳng khác nào là một ác mộng với bạn. Vậy làm thế nào để tìm ra niềm đam mê của bạn? Duới đây là mổt số gợi ý:

- Bạn đã từng thích làm cái gì?

Bạn có một sở thích hoặc một cái gì đó bạn thích làm khi còn nhỏ nhưng chưa từng coi đó như là một khả năng chưa? Cho dù nó có thể là thích đọc sách kinh tế, sưu tập một thứ gì đấy, tạo hoặc xây dựng một cái gì đấy, tất cả đều có thể là một niềm đam mê để bạn có thể sống vì nó. Mở một của hàng bán sách hoặc tạo ra một website bán sách online.Nếu đã có một cái gì đó bạn đã thích làm, bạn đã đi đúng huớng rồi đó. Bây giờ,bạn chỉ cần nghiên cứu những khả năng để kiếm ra tiền từ sở thích đó mà thôi.

- Bạn thường tiêu tốn thời gian đọc cái gì?

Với bản thân tôi, khi tôi đam mê một cái gì đó,tôi sẽ đọc, nghiên cứu nó trong nhiều giờ liên tục. Tôi sẽ mua những cuốn sách và tạp chí. Tôi sẽ tiêu tốn nhiều ngày trên mạng để tìm nhiều thông tin hơn về thứ tôi đam mê. Có một vài khả năng ở đây cho bạn...và tất cả chúng đều có thể là những nghề nghiệp sau này. Đừng vội đóng ý nghĩ của bạn về những sở thích nào đó,hãy nhìn sâu và nghiên cứu thật kĩ chúng.

- Khoảnh khắc rối chí. Chẳng có điều gì xuất hiện trong đầu ta ngay lập tức?

Vâng, hãy lấy ra một tờ giấy, và bắt đầu viết xuống những ý tuởng của bạn. Bất cứ cái gì xuất hiện trong đầu,hãy viết nó xuống. Chẳng có ý tuởng tồi tệ nào ở giai đoạn này cả. Viết mọi thứ xuống và xem xét chúng sau.

- Hỏi xung quanh,và lướt qua mọi khả năng.

Hỏi những nguời khác cho những ý kiến. Xem những nguời khác đã khám ra những niềm mê của họ như thế nào. Tìm kiếm Internet cho nhưng ý kiến. Bạn càng tìm đuợc nhiều khả năng, cơ hội để bạn tìm ra niềm đam mê của bạn càng cao.

- Hãy luôn thử.

Sẽ thật là tốt để kiểm tra ý tuởng mới của bạn truớc khi coi nó như là một nghề nghiệp. Hãy làm nó như một sỏ thích hoặc nghề nghiệp phụ lúc đầu để bạn có thể nhìn thấy liệu nó có thực sự là niềm đam mê thật sự của bạn không. Bạn có thể đam mê nó trong một vài ngày, nhưng liệu bạn có đam mê trong một vài tháng không. Nếu bạn vuợt qua đuợc câu hỏi đó,thì bạn có lẽ đã tìm ra đuọc niềm đam mê của mình rồi đó.

- Hãy nghiên cứu kĩ những kĩ năng cần có.

Hãy đọc mọi website về chủ đề bạn quan tâm và mua những cuốn sách về lĩnh vực bạn quan tâm. Tìm những con nguời khác trong khu vực bạn đang sống hoặc trên internet, những nguời làm công việc mà họ vẫn đang làm trong cuộc sống và hỏi họ về những kĩ năng cần thiết. Ví dụ như: Họ cần những kĩ năng hay kiến thức gì không, kĩ năng nào là cần thiết? Họ đã bắt đầu như thế nào? Họ có đuợc ai giới thiệu không? Thông thuờng bạn sẽ nhận thấy, những nguời này luôn sẵn lòng đưa cho bạn lời khuyên.

- Thực hành,thực hành càng nhiều càng tốt.

Đừng bắt đầu công việc với những kĩ năng nghiệp dư. Nếu bạn muốn kiếm tiền, bạn phải là người chuyên nghiệp. Bạn cần phải có những kĩ năng chuyên nghiệp. Hãy giỏi trong nghề nghiệp tuơng lai của bạn và bạn sẽ kiếm đuợc tiền từ nó.Thực hành trong nhiều giờ liên tục. Nếu đó là công việc bạn đam mê, thực hành sẽ luôn là điều bạn luôn muốn thích làm.

- Không bao giờ từ bỏ.

Bạn không tìm thấy niềm đam mê của bạn lúc đầu? Bạn từ bỏ nó trong một vài ngày và bạn sẽ thất bại. Hãy luôn thử trong một vài tháng liên tục nếu cần thiết và cuối cùng bạn sẽ cũng tìm thấy niềm đam mê trong nó cho mà xem. Còn trong trường hợp mặc dù bạn đã tìm thấy niềm đam mê nhưng bạn đã chán nó ư? Không vấn đề gì ! Hãy bắt đầu lại và tìm một niềm đam mê mới. Có nhiều hơn một niềm đam mê trong cuộc sống của bạn, vì vậy hãy khám phá tất cả những khả năng có thể. Nếu bạn đã tìm ra niềm đam mê nhưng vẫn chưa thành công để kiếm sống từ nó? Đừng vội từ bỏ. Hãy thử lại và thử lại cho đến khi bạn thành công. Thành công thuờng không đến dễ dàng, vì vậy nếu từ bỏ nó quá sớm, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thành công. Hãy thử và bạn sẽ thành công.

Theo đuổi niềm đam mê và bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện đến không ngờ. Tôi chúc bạn có đuợc những thành công lớn nhất.

Chuyên đề: Niềm Đam Mê
Website: www.ChauA.vn

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Bản đồ tương lai


Bạn đã có “tấm bản đồ” cho cuộc đời mình?

Có một tác phẩm nổi tiếng mang tên “Yes or No - Những quyết định thay đổi số phận” của nhà văn Spencer Johnson kể về hành trình của một thanh niên đi tìm bí quyết của thành công và hạnh phúc từ những quyết định của mình. 

Chàng thanh niên ấy luôn trăn trở: “Tại sao mình lại không thể giải quyết được việc gì cho ra hồn? Mình phải làm gì bây giờ? Làm gì để có thể thành công và hạnh phúc như biết bao nhiêu người khác?”. Một ngày, đang lúc buồn chán và không biết làm gì để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực đang bủa vây, anh tình cờ được mời tham gia vào một cuộc hành trình thú vị. 

Khu rừng mà chàng thanh niên sắp thám hiểm là một vùng nguy hiểm, hoang vu, ít người đặt chân tới. Anh tỏ ra rất hào hứng với chuyến đi này nên đã thức dậy từ tờ mờ sáng để khăn gói lên đường. Nhưng đi được một lúc, anh ta mới chợt nhớ ra mình không mang theo tấm bản đồ. Anh định quay về nhà lấy nhưng lại sợ không kịp thời gian nên vẫn tiếp tục đi. Và đến khi bị lạc đường, anh ta mới tự trách mình: “Giá mà mình chuẩn bị cẩn thận hơn thì đã không quên tấm bản đồ. Giá như lúc phát hiện không mang theo, mình bỏ chút thời gian quay về nhà lấy thì có lẽ mọi việc đã trở nên tốt đẹp hơn”.

Câu chuyện về chàng thành niên cũng là bài học cho tất cả chúng ta khi quyết định bất cứ một vấn đề nào bởi vì chúng ta chính là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho những quyết định đó. Cuộc sống luôn có đủ thời gian cho bạn sửa chữa những sai lầm. Song cuộc sống cũng vô cùng ngắn ngủi nếu bạn mãi lạc lối, đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Bất kể bạn tìm đường đi đơn thuần hay tìm kiếm con đường dẫn tới tương lai hạnh phúc và tự do tài chính, bạn cũng cần trang bị cho mình một “tấm bản đồ” để không mệt mỏi vì đi sai đường và không mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí phải đánh đổi hay trả giá để sửa chữa những sai lầm không đáng có. Bạn sẽ biết rõ xuất phát điểm cũng như mục tiêu bạn định đi tới và quan trọng hơn, bạn sẽ định vị chính xác lộ trình mà bạn cần phải đi để có thể tới đích một cách nhanh nhất, ít rủi ro nhất. 

Con đường nào dẫn bạn tới tự do tài chính?
  • Mức thu nhập hiện tại của bạn có đủ trang trải cho các khoản phí sinh hoạt hàng tháng và dự phòng cho những rủi ro có thể phát sinh?
  • Nếu bạn ngừng làm việc, bạn sẽ duy trì được mức sống hiện tại trong vòng bao lâu?
  • Bạn có dành được khoản tiền tiết kiệm nào không? Và khoản đó liệu có đủ để gây quỹ cho tương lai của bạn khi bạn về già?
  • Bạn có hài lòng với cuộc sống hiện tại? Bạn có bao giờ hình dung về lối sống mà bạn mơ ước? Làm thế nào bạn có đủ tiền để chi trả cho cuộc sống đó?
  • Mục tiêu tài chính của bạn trong 10 năm, 20 năm, 30 năm tới là gì? Với cách thức đầu tư hiện tại, bạn có thể đạt được mục tiêu tài chính đó? Làm thế nào để tránh được những rủi ro trong đầu tư?
  • Thế mạnh và giá trị của bạn là gì? Làm thế nào để khai thác và phát huy được những thế mạnh và giá trị đó trong lộ trình làm giàu của riêng bạn?
  • Liệu bạn có thể đảm bảo một tương lai Giàu có và Hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân yêu? Bạn có thể giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh và nghèo khó bất kỳ khi nào bạn muốn với tất cả nguồn lực mà bạn đang sở hữu?Đó là những câu hỏi mà bạn cần phải trả lời trên con đường kiếm tìm tự do tài chính. 
  • Bạn sẽ không thể tiến về phía trước khi không biết mình đang đứng ở đâu và không biết mục tiêu của mình là gì? 
Bạn cũng khó có thể chinh phục được mục tiêu khi không hiểu rõ những sở trường, sở đoản của mình. 

Hãy nhớ rằng, con đường và cách thức làm giàu của mỗi người là hoàn toàn khác biệt và không thể rập khuôn. 

Khi đào xới, khám phá những giá trị riêng của bản thân, bạn sẽ tìm ra con đường làm giàu phù hợp nhất với mình. 

Bởi vì, dù có tuân theo những quy luật và phương pháp tư duy chung, lộ trình kiếm tìm Thành công và Hạnh phúc của bạn vẫn bị chi phối bởi những yếu tố cá nhân: 

Khái niệm Giàu có theo định nghĩa của riêng bạn, những giá trị mà bạn coi trọng, sức mạnh nội tâm mà bạn sở hữu, những kỹ năng và tuyệt chiêu mà chỉ bạn mới có,…

Nguồn Internet
Chuyên đề: Học Làm Giàu
Website: www.ChauA.vn